Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai
1. Vì sao bà bầu dễ bị cảm lạnh?
Cảm lạnh là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch thường suy giảm do sự thay đổi hormon. Do đó, bà bầu thường dễ bị ảnh hưởng từ các tác động xấu của môi trường, dễ nhiễm các bệnh viêm nhiễm, cảm, cúm, ho… hơn khi thời tiết thay đổi.
Một số nguyên nhân gây cảm lạnh ở bà bầu:
- Không giữ ấm cơ thể đúng cách.
- Tắm khuya, tắm với nước quá lạnh khiến cơ thể suy yếu.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột.
- Môi trường sống xung quanh có nhiều khói bụi.
- Bị lây nhiễm virus, vi khuẩn thông qua các tiếp xúc thường ngày.
Cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như: Đau họng, đau đầu, hắt hơi, ho, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, sốt nhẹ.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
2. Điều trị như thế nào?
2.1. Điều trị cảm lạnh không dùng thuốc
Bị cảm lạnh thông thường sẽ không gây hại cho thai nhi đang phát triển và thai phụ thường sẽ hồi phục sau một tuần hoặc lâu hơn. Hầu hết có thể giảm các triệu chứng bằng các biện pháp điều trị nhẹ nhàng tại nhà:
- Nghỉ ngơi khi bị cảm lạnh giúp cơ thể có thời gian tập trung phục hồi.
- Nên nằm ngửa, đầu kê cao sẽ giúp thở đều và giảm nghẹt mũi.
- Uống nhiều nước, nước trái cây và sinh tố cũng có thể cung cấp lượng dinh dưỡng trong trường hợp chán ăn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp giảm nghẹt mũi.
- Chườm ấm lên đầu, xoang và vai có thể giúp giảm đau và nghẹt mũi.
Bà bầu cần giữ ấm cơ thể để tránh nhiễm lạnh.
2.2. Dùng thuốc trị cảm lạnh cho phụ nữ mang thai như thế nào?
Cảm lạnh thường tự khỏi, tuy nhiên có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn (OTC) giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen là loại thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhất để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên sử dụng liều lượng thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, cần cân nhắc lợi ích của việc dùng thuốc giảm đau khi mang thai và những nguy cơ tiềm ẩn. Bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào.
- Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho OTC thường chứa dextromethorphan và guaifenesin. Nếu được sử dụng đúng liều lượng những loại thuốc này khá an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với các bà bầu, nên hạn chế dùng thuốc. Trước khi sử dụng thuốc giảm ho, tốt nhất nên thử sử dụng viên ngậm trị đau họng bằng thảo dược hoặc tinh dầu bạc hà để giảm ho hoặc đau họng.
Dùng thuốc trị cảm lạnh cho bà bầu cần được chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine là một loại thuốc dị ứng phổ biến có thể làm giảm sổ mũi, chảy nước mắt hoặc hắt hơi do cảm lạnh. Một số thuốc kháng histamin an toàn cho phụ nữ mang thai như: Diphenhydramine, clorpheniramine, loratadin, cetirizine.
- Thuốc thông mũi: Nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được thuốc thông mũi có an toàn khi mang thai hay không. Một số nghiên cứu cho thấy một số thuốc thông mũi, bao gồm pseudoephedrine và phenylephrine, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Thuốc xịt mũi và miếng dán mũi bằng nước muối là những lựa chọn thay thế an toàn cho tình trạng nghẹt mũi.
3. Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở phụ nữ mang thai
Để ngăn ngừa cảm lạnh thông thường nên thực hiện:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
- Tránh chạm vào mặt bằng tay chưa rửa sạch vì virus gây cảm lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi và miệng.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh vì có thể lây lan virus cảm lạnh.
- Có thể tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường miễn dịch và trao đổi chất cho bà bầu.
- Ăn uống lành mạnh là một yếu tố quan trọng khác trong việc ngăn ngừa cảm lạnh.
- Giữ vệ sinh ăn uống, sử dụng đa dạng, đầy đủ chất giúp đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Uống vitamin trước khi sinh bao gồm cả kẽm và vitamin C cũng có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh.
Cặp song sinh chào đời theo cách đặc biệt khiến cha mẹ em rất bất ngờ.
Nhận xét
Đăng nhận xét