Cha mẹ la hét con cái có phải là cách dạy con đúng?

[ad_1]

La hét con cái là một trong những cách dạy dỗ phổ biến trong nhiều gia đình nhưng nhiều bậc cha mẹ không hiểu đúng về phương pháp dạy con này.

Tại sao la hét con cái lại không có tác dụng?

Kỷ luật nhằm mục đích uốn nắn trẻ trở thành người tốt hơn. Đó là một hành trình với nhiều thử thách và thử thách độ kiên nhẫn của cha mẹ. Có đôi lúc, cha mẹ cảm thấy mình bị tổn thương, rất khó chịu, tức giận… và việc la hét con cái là điều không thể tránh khỏi lúc này.

La mắng hay la hét là một phương pháp giáo dục truyền thống được cho là có hiệu quả trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này lại không có tác dụng nhiều.

Tại sao cha mẹ la hét lại không hiệu quả trong việc dạy con cái? - Ảnh 1.

Nếu cha mẹ đang tìm kiếm một sự thay đổi ngắn ở con cái, cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi đôi chút thì phương pháp này phù hợp. Ngược lại, về lâu này việc la hét chỉ phản tác dụng, trẻ sẽ không ngoan ngoãn theo ý của cha mẹ.

Việc la hét như đang muốn nói với trẻ rằng "cha mẹ đang tức giận vì không sửa được hành vi của chúng". Có thể lúc đấy trẻ sợ hãi mà nghe theo lời của cha mẹ nhưng chúng có thể quay trở lại con đường cũ, thậm chí còn bướng bỉnh hơn trước.

Nếu bạn muốn thay đổi hành vi của con mình về lâu dài, muốn phát triển thói quen tích cực, việc la hét không phải là phương pháp giáo dục đúng đắn.

Tác hại của việc cha mẹ la hét con cái quá nhiều

Theo trang New York times, một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Phát triển Trẻ em cho thấy, la hét dẫn đến kết quả tương tự như việc trừng phạt thể chất, tức là tăng mức độ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm cùng với sự gia tăng các vấn đề về hành vi.

Tại sao cha mẹ la hét lại không hiệu quả trong việc dạy con cái? - Ảnh 2.

- Thể hiện sự bất lực, giao tiếp kém với con cái

La hét cũng có thể được coi là một hình thức giao tiếp. Giao tiếp là một quá trình 2 chiều, trong đó người nghe cũng quan trọng như người nói. Bạn phải để con mình đưa ra ý kiến, nói ra suy nghĩ của bản thân thay vì chịu đựng những cơn giận bùng nổ, hét toáng của cha mẹ.

- Khiến cha mẹ và con cái ngày càng xa cách hơn

Dù bạn nghĩ việc la hét có hiệu quả như thế nào thì nó cũng có thể gây bất lợi cho mối quan hệ với con mình. Bởi vì nó gây ra sự sợ hãi, lo lắng và cảm giác không đáng tin cậy, con bạn có thể tách mình ra khỏi cha mẹ nếu bạn tiếp tục áp dụng phương pháp kỷ luật này.

- Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ

Việc bị la hét liên tục có thể làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và bất an. Điều này có thể gây ra các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm và tự ti.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Việc bị la hét quá nhiều có thể gây stress, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ cảm thấy lo lắng và bất an vì việc bị la hét, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của chúng.

- Gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Việc bị la hét thường xuyên có thể làm giảm khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có thể trở nên ít nói hoặc không muốn nói chuyện, và gặp khó khăn trong giao tiếp.

Tại sao cha mẹ la hét lại không hiệu quả trong việc dạy con cái? - Ảnh 3.

Làm thế nào để kỷ luật mà không la hét?

Nếu bạn muốn con mình cư xử ngoan ngoãn và ngăn nắp hơn, hãy tiếp cận với trẻ, hiểu lý do tại sao chúng hành động như vậy. 

Nếu trẻ có thái độ tiêu cực do một số vấn đề bên ngoài, cha mẹ hãy giúp trẻ giải quyết vấn đề đó thay vì la hét hay trừng phạt chúng.

Cha mẹ nên lắng nghe ý kiến của con mình và đưa ra giải pháp cho các vấn đề của chúng. Bạn cũng có thể đưa ra các hậu quả, đặt ra các quy tắc, ranh giới ngay từ đầu để trẻ biết điều gì đúng và điều gì sai.

[ad_2] Nguồn: Afamily https://mevabedanang.com/cha-me-la-het-con-cai-co-phai-la-cach-day-con-dung/?feed_id=13127&_unique_id=65914969074e5

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bé Pam nhà Salim "tặng" các mẹ 10.000 chiếc balo Gadopax Forte xinh yêu, đã chơi là trúng!

Chi khám chữa bệnh BHYT tăng, TP.HCM yêu cầu đảm bảo quyền lợi người bệnh

Để con được là một em bé hạnh phúc