"Thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển

[ad_1]
8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 1.

Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân (cá ngừ, cá kiếm…): là loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 2.

Các loại thịt sống: ‏‏Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu như mẹ bầu ăn thịt còn sống, chưa được nấu chín. Dù nhiễm khuẩn hay giun sán từ thịt sống cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần ăn chín uống sôi.

8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 3.

Các loại rau, quả có nguy cơ gây sảy thai: đu đủ xanh, dứa, mướp đắng, rau răm…: Đây là các loại thực phẩm có chứa thành phần gây co thắt tử cung, có thể gây dị ứng, khó thở, sảy thai… cho mẹ bầu.

8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 4.

Các chất kích thích (caffeine, bia, rượu…): Tiêu thụ quá mức caffeine khiến mẹ bầu hồi hộp, khó ngủ đồng thời có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn bia rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 5.

Đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều muối, đường: có thể gây ngộ độc, tăng cân, tiểu đường nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều.

8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 6.

Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy.

8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 7.

Bề mặt của trái cây và rau quả chưa rửa hoặc chưa gọt vỏ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn và ký sinh trùng. Chúng bao gồm Toxoplasma, E. coli, Salmonella và Listeria… Hãy đảm bảo bạn đã rửa sạch chúng trước khi ăn, hoặc tốt nhất nên gọt vỏ để đảm bảo an toàn.

8 loại thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng nhưng lại là "thủ phạm" khiến thai nhi kém phát triển - Ảnh 8.

Sữa tươi, pho mát chưa tiệt trùng và pho mát mềm có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, bao gồm Listeria, Salmonella, E. coli và Campylobacter… Tất cả các bệnh nhiễm trùng này đều có thể đe dọa tính mạng thai nhi.

Mẹ bầu nên ăn gì giúp thai kỳ khỏe mạnh?

- Thực phẩm giàu đạm: Các loại thịt là nguồn cung đạm dồi dào, bao gồm thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, ...) và thịt trắng (thịt gia cầm). Trong đó, thịt đỏ ngoài việc cung cấp chất đạm còn bổ sung các khoáng chất quan trọng như sắt và kẽm,... giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho cả thai nhi và mẹ. Còn thịt trắng thì bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, A, E, D, khoáng chất có phốt pho và canxi, để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh. ‏

- Trứng: Đây là thực phẩm chứa đạm và vitamin D dồi dào, rất cần để giúp hệ xương phát triển chắc khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ được ăn khoảng 3 - 4 quả trứng/tuần.‏

- Cá hồi: Trong số các loại cá, cá hồi được biết đến là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bởi chứa nhiều vitamin D, canxi và omega-3, không chỉ tốt cho mọi người mà đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là nên ăn cá hồi đã được nấu chín.‏

- Rau xanh: tăng cường chất xơ, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác.‏

- Trái cây giàu vitamin C: giúp mẹ bầu vừa tăng cường hấp thu sắt, vừa tăng sức đề kháng.‏

- Sữa chua: chứa nhiều canxi, lợi khuẩn, đồng thời phòng ngừa chứng táo bón thường xảy ra ở mẹ đang mang thai.‏

- Uống nhiều nước: vitamin và các khoáng chất mà mẹ bầu tiêu thụ sẽ được cung cấp cho thai nhi thông qua nước.‏

- Uống sữa: cung cấp lượng canxi, protein và vitamin D để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cũng như duy trì sự phát triển của thai nhi.

Bí kíp ăn uống đủ chất cho mẹ bầu

- Chia nhỏ khẩu phần ăn tránh để bụng đói để làm giảm triệu chứng buồn nôn.‏

- Ăn đồ mềm, dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.‏

- Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước hoa quả.‏

- Bữa phụ nên ăn các loại hoa quả, bánh sữa để làm phong phú thêm thực đơn cho mẹ.‏

- Tập thể dục nhẹ nhàng: hít thở, yoga bầu hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm ốm nghén.‏

- Nếu áp dụng khoa học chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ, thai phụ sẽ mạnh khỏe hơn, tinh thần thoải mái, từ đó em bé trong bụng cũng phát triển toàn diện và khỏe mạnh theo.

[ad_2] Nguồn: Afamily https://mevabedanang.com/thu-pham-khien-thai-nhi-kem-phat-trien/?feed_id=11454&_unique_id=656899098a948

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bé Pam nhà Salim "tặng" các mẹ 10.000 chiếc balo Gadopax Forte xinh yêu, đã chơi là trúng!

Chi khám chữa bệnh BHYT tăng, TP.HCM yêu cầu đảm bảo quyền lợi người bệnh

Để con được là một em bé hạnh phúc