Bé 3 tuổi bị bọ ve cắn, bố cứu con bằng 3 bước
Một trong những nguy hiểm đáng lo ngại nhất của bọ ve là khả năng chúng truyền bệnh. Bọ ve có thể truyền các bệnh như sốt rét, viêm não Nhật Bản, viêm não Tây Nile và bệnh lyme. Đặc biệt, bọ ve còn có khả năng truyền virus Zika và virus dịch hạch.
Bọ ve cũng có thể gây kích ứng da và dị ứng da nếu bị cắn hoặc châm vào da người. Khi chúng cắn vào da, có thể gây ngứa, đau, sưng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Có một cậu bé tên Đồng Đồng (3 tuổi) được bố mẹ đưa đi dã ngoại ở công viên. Khi trở về nhà, trong lúc tắm thì người mẹ phát hiện phía dưới tai của con trai mình có một chấm đen nhỏ. Nghĩ là vết bẩn nên người mẹ cố chùi sạch nhưng nhận ra có một thứ gì đó sần sùi kỳ lạ.
Cô vội gọi chồng tới kiểm tra và nói có một nốt ruồi nhỏ ở dưới tai con mình, không biết đó là thứ gì. Bố của Đồng Đồng lấy kính lúp soi và phát hiện đó thực ra là bọ ve. Vì thường xuyên đọc tin tức về bọ ve cắn nên người mẹ rất sốc khi nghe tin này.
Người bố vẫn bình tĩnh tìm cách xử lý. Anh kể rằng, con của đồng nghiệp cũng từng bị bọ ve cắn, người nhà tự ý gỡ bọ ve ra nhưng phần đầu vẫn còn bị kẹt lại trong da. Đứa bé sau đó được đưa tới bệnh viện, được gây mê và cắt bỏ một miếng da để lấy phần đầu bọ ve ra.
Kể từ đó, anh rất quan tâm tới những thông tin liên quan tới bọ ve, còn chủ động mua một cái nhíp để đề phòng. Sau đó, anh tiến hành từng bước xử lý con bọ ve đang bám dính dưới tai con trai mình.
- Đầu tiên, anh đổ rượu lên đầu con bọ ve, khi bị rượu kích thích thì đầu của nó sẽ từ từ mềm ra, có thể quan sát thấy điều này dưới kính lúp.
- Tiếp theo, dùng phần đầu nhọn của nhíp gắp đầu bọ ve trước, cẩn thận khi gắp không được gắp trúng phần bụng. Trong dạ dày bọ ve có rất nhiều vi khuẩn, nếu bụng bị vỡ, vi khuẩn trong đó sẽ truyền vào máu, khiến trẻ bị nhiễm bệnh. Đầu bọ ve sau khi được kẹp thì nhẹ nhàng kéo nó ra.
- Cuối cùng là rửa vết bọ ve cắn bằng xà phòng tắm trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước.
Mặc dù đã cẩn thận làm 3 bước này nhưng bố của Đồng Đồng vẫn không an tâm. Trước đó anh đọc thông tin có người bị bọ ve cắn lên cơn sốt cao nên đưa con tới bệnh viện khám để an tâm hơn.
Khi bác sĩ nghe về quá trình xử lý của người bố, kiểm tra kỹ thì Đồng Đồng không có triệu chứng gì bất thường nên không cần điều trị, cho về nhà theo dõi thêm.
Trên thực tế, một số bố mẹ tự ý gắp bọ ve cắn ra khiến đầu của nó bị kẹt lại bên trong da. Trường hợp khác thì bố mẹ không dám gắp bọ ve ra, sau vài ngày thì vết cắn đã sưng tấy, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Nếu xử lý từng bước đúng cách như trong trường hợp của Đồng Đồng, đứa trẻ không cần gây mê hay phẫu thuật, chỉ cần ở nhà quan sát thêm. Sau vài ngày, bố của Đồng Đồng cảm thấy nhẹ nhõm vì con mình không có biểu hiện gì bất thường.
Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy trẻ, bố mẹ nên tìm hiểu thêm các phương pháp khoa học để kịp thời xử lý các tai nạn xảy ra như trường hợp bị bọ ve cắn như trên.
Nhận xét
Đăng nhận xét