Trẻ nhỏ càng xem màn hình nhiều, não phát triển càng chậm
Các thiết bị điện tử như: điện thoại thông minh, máy tính bảng đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Các nhà khoa học sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ để theo dõi 47 trẻ em dưới 5 tuổi tại Mỹ. Kết quả cho thấy, đối với những em xem nhiều điện thoại, ti vi, máy tính bảng, phần não bộ phát triển nhận thức và ngôn ngữ chậm hơn so với các em ít xem.
Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành văn bản hướng dẫn về thời gian tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử đối với trẻ em. Các em dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình quá 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày và càng ít tiếp xúc thì càng tốt cho sức khỏe của bé. Bố mẹ của những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nên chọn lọc các chương trình chất lượng cao, có giá trị giáo dục và trẻ nên xem cùng bố mẹ để giúp chúng hiểu được những gì mình đang xem. Trẻ dưới 1 tuổi nên bị cấm tuyệt đối tiếp xúc với man hình điện tử.
Tiến sỹ John Hutton, tác giả nghiên cứu, Bệnh viện Nhi Cincinnati, Mỹ, cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa thời gian xem màn hình với việc ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển cấu trúc não và kỹ năng của trẻ nhỏ. Thông tin này rất quan trọng vì não trẻ phát triển nhanh trong 5 năm đầu đời. Những cấu trúc hình thành trong giai đoạn này sẽ được duy trì đến hết cuộc đời".
Nhận xét
Đăng nhận xét